18.9.17

Dám Sống


Cuộc đối thoại giữa một người mới trở lại công giáo và một người vô thần.
Anh đã trở lại Công Giáo.
Vâng
Thế thì anh biết rất nhiều về Đức Kitô, vậy anh hãy nói cho tôi hay Ngài sinh ra trong quốc gia nào?

Tôi không biết!
Khi chết, Ngài được bao nhiêu tuổi?
Tôi không biết!
Bao nhiêu bài giảng Ngài đã nói?
Tôi không biết!
Quả thật anh  biết quá ít, để có thể quả quyết là anh đã trở về với Đức Kitô.
Anh nói đúng. Tôi hổ thẹn vì biết quá ít về Ngài. Nhưng điều mà tôi biết là thế này: ba năm trước, tôi là một thằng nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ lút đầu. Gia đình tôi xuống dốc một cách kinh khủng. Mỗi tối khi tôi trở về nhà, vợ và các con tôi tức giận và buồn tủi. Bây giờ tôi đã bỏ rượu, không còn nợ nần ai, gia đình tôi là một gia đình hạnh phúc, các con tôi thao thức chờ tôi mỗi buổi tối. Tất cả những điều này chính Đức Kitô đã làm cho tôi. Và đó là tất cả những gì tôi biết về Ngài.
linh mục Anthony De Mello -  

Sống trong một thế giới mà mạng xã hội phát triển tột bậc, các thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng và rộng rãi, thế nhưng nhiều khi con người ta quên đi sức mạnh và giá trị của lời nói. Đôi khi ta nói quá nhiều, nhưng những lời nói của ta chỉ là trống rỗng, có những lời nói còn gây cho người khác sự tổn thương...
Đôi khi nói về Chúa cho một ai đó thật khó, bởi tôi chưa mạnh dạn để tuyên xưng niềm xác tín của tôi vào Chúa ra bên ngoài. 
Đôi khi tôi còn nhìn cái bên ngoài để nhận định về một ai đó. 
Đôi khi chính tôi cũng cần lắm một sự quan tâm, động viên...!
Thế giới hôm nay cần lắm những con người dám sống thật, dám sống yêu thương nhau và thể hiện tình thương ấy ra bên ngoài. Vì thiếu quan tâm nên biết bao nhiêu xung đột xảy ra, vì thiếu quan tâm nên để lại những hậu quả nghiêm trọng. 

Chia sẻ tại hội thảo tự kỷ ở Việt Nam- hiện trạng và thách thức diễn ra tại Hà Nội ngày 1/4, phó giáo sư Phạm Minh Mục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cũng cho thấy thực tế này. Số lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với thời điểm 7 năm trước đó. Xu thế mắc cũng tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000.
“Sự gia tăng trẻ tự kỷ làm chúng ta giật mình nhưng rất tiếc đó là sự thật. Sự thật đang xảy ra với chính Việt Nam đặc biệt trong 10 năm gần đây, số trẻ tự kỷ đến khám để được xác nhận của Bệnh viện Nhi Trung ương không phải tăng con số 10, 20 lần mà 26, thậm chí hàng trăm lần tùy từng giai đoạn. Nói như vậy, để thấy rằng số người mắc chứng tự kỷ có thể nhiều hơn con số 200.000 được thống kê hiện nay”, phó giáo sư Mục nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, tự kỷ là một phổ rộng, từ rất nặng đến rất nhẹ, không rõ nguyên nhân và không thể phòng ngừa; chỉ có phát hiện sớm, can thiệp sớm để giúp trẻ sớm hòa nhập. Nhưng ở nhiều nơi mọi người còn chưa biết nhiều về tự kỷ nên đã bỏ lỡ cơ hội phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ. Hiện tại chưa có nhiều nơi có thể chẩn đoán được tự kỷ. Việt Nam cũng rất ít trung tâm dành cho trẻ tự kỷ lớn. (https://suckhoe.vnexpress.net) 
Lạy Chúa, xin thay đổi lối nhìn, lối suy nghĩ và cả những gì chưa tốt nơi con. xin cho con biết quan tâm đến nhu cầu của người thân bên cạnh con,  biết mở rộng trái tim để đến với người khác. xin cho con một đôi tay dám quảng đại cho đi, một đôi chân biết sẵn sàng lên đường và một trái tim yêu không biết mệt mỏi... Xin hãy làm tất cả trong con , để con được nên giống Chúa mỗi ngày một hơn. Để sự hiện diện của con mang lại cho người khác sự chữa lành, là niềm vui và bình an. 

Thứ Hai Tuần XXIV Thường Niên
Lời Chúa: 
 Lc 7,1-10
Sau khi đã nói hết những lời ấy cho dân chúng nghe, Đức Giê-su vào thành Ca-phác-na-um. 2 Một viên đại đội trưởng kia có người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người ấy lắm. 3 Khi nghe đồn về Đức Giê-su, ông cho mấy kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến cứu sống người nô lệ của ông. Họ đến gặp Đức Giê-su và khẩn khoản nài xin Người rằng : "Thưa Ngài, ông ấy đáng được Ngài làm ơn cho. Vì ông quý mến dân ta. Vả lại chính ông đã xây cất hội đường cho chúng ta." Đức Giê-su liền đi với họ. Khi Người còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này cho bạn hữu ra nói với Người : "Thưa Ngài, không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Cũng vì thế, tôi không nghĩ mình xứng đáng đến gặp Ngài. Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh. 8 Vì chính tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này : 'Đi !' là nó đi ; bảo người kia : 'Đến !' là nó đến ; và bảo người nô lệ của tôi : 'Làm cái này !' là nó làm." Nghe vậy, Đức Giê-su thán phục ông ta, Người quay lại nói với đám đông đang theo Người rằng : "Tôi nói cho các ông hay : ngay cả trong dân Ít-ra-en, tôi cũng chưa thấy một người nào có lòng tin mạnh như thế." 10 Về đến nhà, những người đã được sai đi thấy người nô lệ đã khỏi hẳn.

Không có nhận xét nào: